GIỎ HÀNG

Shipping rate :
Total :


Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

Làm thế nào để “sống sót” với những căng thẳng khi học lập trình

Học lập trình không phải chuyện dễ dàng

Giống với việc cần để tâm suy nghĩ trước muốn làm gì đó, bạn cũng phải có một suy nghĩ đúng đắn trước khi học cách viết code. Chắc chắn là bạn có thể làm điều này với một thái độ không nóng không lạnh, thậm chí là tiêu cực nhưng vẫn có thể tìm hiểu, học tập được các kiến thức đây đó trong lĩnh vực, nhưng quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn, gian nan hơn và khẳng định bạn sẽ khó chịu và không thể có tình cảm với nó trong toàn bộ chuyến hành trình tìm kiếm tri thức của mình.
Lập trình rất khó, không còn nghi ngờ gì về điều đó cả. Ngay cả những lập trình viên thông thái nhất cũng sẽ có cơ số lần vấp váp trong những hoạt động cơ bản bởi các bug và lỗi trong code của mình. Nhiều lúc, bạn sẽ cảm thấy như mọi người chẳng vất vả gì với những việc họ đang làm và chỉ có bạn là người gặp khó khăn trong việc học. Nhưng tin tôi đi, đó không phải là sự thật.
Học lập trình không phải chuyện dễ dàng
Mọi người đều có những rắc rối khi mới bắt đầu học, vì vậy hãy tự động viên rằng bạn không đơn độc trong cuộc chiến này. Việc nhầm lẫn và nản lòng là chuyện bình thường. Nếu bạn thấy việc học rất khó thì điều đó cũng không có gì là to tát cả, vì vậy đừng cảm thấy chán nản hoặc căng thẳng. Cái gì trên đời này cũng cần phải có thời gian.
Và đó là suy nghĩ mà bạn cần phải có nếu muốn học lập trình. Công việc này sẽ mất một thời gian dài và chúng ta đang nói đến đơn vị tính bằng năm.      
Bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và áp lực trong khi học tập nếu quá hy vọng vào việc hiểu ngay lập tức, mong đợi vào những tiến bộ tức thời và hấp tấp chỉ nhìn vào các kết quả nhanh chóng. Hãy cảm thấy bình tâm với một thực tế là chuyến hành trình tìm kiếm tri thức của bạn sẽ rất lâu dài và gian nan.

Học từng bước một

Giống như các ngôn ngữ nói, các ngôn ngữ lập trình cũng phải học từ những thứ căn bản nhất. Hãy xem xét quá trình học một ngoại ngữ như tiếng Tây Ban Nha, Đức, hoặc Hàn Quốc.
Bạn sẽ bắt đầu với những thứ căn bản nhất của bất kỳ ngôn ngữ nào là các chữ cái, sau đó là các từ, và câu. Đối với lập trình, bạn phải bắt đầu với từ khóa, cú pháp, và bố cục của một chương trình.
Bạn sẽ bắt đầu với những thứ căn bản nhất
Đừng lo lắng về những kiến thức nâng cao nếu như bạn chưa nắm vững những vấn đề cơ bản. Bạn sẽ không thể viết một bài thơ trước khi bạn hiểu được những quy tắc cơ bản về ngữ pháp, phải không nào? Hãy hoãn lại những kiến thức nâng cao cho đến khi bạn thực sự nắm được những kiến thức nền tảng.
Nói cách khác, bạn không nên vội vàng, hãy cứ tập trung vào một chủ đề tại một thời điểm trước khi chuyển sang phần tiếp theo. Bằng cách giới hạn phạm vi học tập của bạn theo cách này, bạn có thể giữ cho mình không bị choáng ngợp. Đó là một trong những quy tắc để làm việc hiệu quả.

Kiên trì và Nhẫn nại

Không phải mọi thứ được học bạn đều có thể hiểu ngay lập tức, điều này không phải do trí thông minh hay năng khiếu của mỗi người. Lập trình thì cần phải có thời gian mới có thể hiểu được ngọn ngành của vấn đề. Những vướng mắc sẽ được tháo gỡ miễn là bạn không bỏ cuộc. Sự kiên trì là một trong những đức tính quan trọng mà bất kì lập trình viên nào cũng phải có.
Không phải mọi thứ được học bạn đều có thể hiểu ngay lập tức
Nếu bạn cạo một bức tường bằng một chiếc thìa kim loại đủ lâu thì cuối cùng bạn sẽ đục thủng được bức tường đó. Đừng nản lòng trên con đường mình đang đi.

Học hỏi từ nhiều nguồn tài nguyên nhất bạn có thể

Với lĩnh vực lập trình, một sự giảng giải thường không đủ để nắm bắt một chủ đề cụ thể nào đó. Quan trọng là bạn phải tham khảo nhiều tài liệu, khai thác triệt để nhiều nguồn tài nguyên nhất bạn có thể trong các thể loại như tài liệu, video, bài giảng... Mỗi tài nguyên này sẽ phần nào đó cung cấp thêm cho bạn những cái nhìn sâu sắc về nhiều khía cạnh của vấn đề.
Ví dụ, bạn có thể không nhận được nhiều kiến thức từ bài hướng dẫn 1, bài hướng dẫn 2 cũng làm bạn bối rối mặc dù nó đã làm sáng tỏ một số vấn đề. Nhưng đến khi bạn đọc tới hướng dẫn 3 được trình bày theo cách kết hợp tri thức từ hướng dẫn 1 và 2 lại với nhau thì cuối cùng chủ đề đó cũng sáng rõ như ban ngày.
Học hỏi từ nhiều nguồn tài nguyên nhất bạn có thể
Thêm tip nữa là sẽ rất hữu ích nếu bạn tìm được một mentor hoặc một người bạn cùng học lập trình. Tự học là điều rất tốt, nhưng sẽ còn tốt hơn nếu có một ai đó mà bạn có thể đặt câu hỏi và nhận lại được những câu trả lời nhanh chóng. Điều này có thể biến khoảng thời gian vài ngày nản lòng thành một cuộc trò chuyện đơn giản chỉ khoảng 5 phút thì đã ra được vấn đề.

Thực hành, thực hành, thực hành

Lời khuyên cuối cùng khi bắt tay vào học lập trình là bạn nên thực hành nhiều hơn học lý thuyết. Điều này không có nghĩa là không quan tâm đến lý thuyết, nhưng việc bắt tay vào thực hành nhiều sẽ giúp bạn mau hiểu ra vấn đề hơn.
Bạn nên thực hành nhiều hơn học lý thuyết.
Lập trình không phải là cái gì đó mà bạn có thể học thụ động, thay vào đó bạn cần phải sửa lỗi và tìm tòi nhiều hơn. Thay vì lo sợ các bug và lỗi thì hãy đối mặt với chúng, học cách làm thế nào để sửa hoặc làm việc với chúng. Thực hành tạo ra kinh nghiệm, kinh nghiệm tạo nên lòng tự tin, và tự tin sẽ giúp bạn tránh được cảm giác choáng ngợp hoặc căng thẳng. Tìm hiểu cách thức đơn giản nhất để giải quyết vấn đề, và nhất là tự tin rằng bạn có thể làm được.
Tiến về phía trước và không ngừng học hỏi. Hy vọng rằng một số điều trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Bạn đã tự tin để tiếp tục cuộc hành trình của mình chưa?
Chúc bạn học lập trình thật vui và hiệu quả!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét